Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

" Những giọt lệ" - Bài thơ có giá trị nhân văn sâu sắc của Hàn Mạc Tử.

      



 alt

   Xin giới thiệu bài viết của cô giáo Hằng Nga, trường THPT Hoài Đức B, Hà Nội về một bài thơ của nhà thơ Hàn Mạc Tử với một đề tài mà khá nhiều nhà thơ của chúng ta đã từng quan tâm tới.

          "Nước mắt " là đặc ân mà chúa đã ban tặng riêng cho con người. Viết về " Lệ" có rất nhiều tứ thơ hay Xuân Diệu  từng viết:
" Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung"
Phạm Hầu viết về giọt lệ tình thổn thức như sau:
" Nàng và tôi, nhánh sầu chung rễ cội,
Kề vai nhau khi lệ với chiều rơi
Khi giọt sương âu yếm nhỏ lên người
Nàng và tôi là hai dòng lệ nối"
       Hàn Mạc Tử cũng viết về " Lệ" . Bài thơ " Những giọt lệ " mang đến cho người đọc rất nhiều suy tư.
Khổ thơ thứ nhất xuất hiện một câu hỏi thảng thốt: 
" Trời hỡi bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì
Bao giờ mặt Nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tợ si?"
        Kì lạ thay khi con người tự hỏi " Bao giờ tôi chết đi"? Và lạ hơn nữa khi người ấy lạ tự hỏi một lần nữa" Bao giờ tôi hết được yêu vì"? Phải chăng con người ấy không muốn được yêu vì? Hay người ấy không muốn những ngưòi yêu mến mình phải đau khổ? Sự thật trong cuộc đời nỗi lo sợ nhất của chúng ta không phải là nỗi khổ của bản thân mình mà lo những người yêu quí ta phải đau khổ vì ta không thể , không có khả năng đền đáp lại họ. Hàn Mạc Tử cũng thế, trong hoàn cảnh khắc nghiệt của mình anh không thể đáp lại tình cảm đối với những người yêu quí anh . Cho nên thi nhân ước " Bao giờ mặt Nhật tan thành máu, Và khối lòng tôi cứng tợ si" . Khi mặt nhật không còn, khi cõi lòng tê cứng ta sẽ không phải đau lòng vì ta được yêu mà không đền đáp được nữa. Như vậy giọt lệ thứ nhất là giọt lệ khóc cho những người yêu quí thi nhân. Giọt lệ thật vị tha và cao quí.
Giọt lệ thứ hai thi nhân khóc cho mình:
" Họ đã xa rồi khôn níu lại
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ"
         Những người yêu quí ta đã xa , Hàn không níu lại, mặc dù tình thương họ giành cho Hàn và Hàn giành cho họ đều chưa đủ. Không níu lại nữa vì níu lại sẽ làm những người ấy đau khổ khôn nguôi khi chứng kiến Hàn đang từng ngày tan rữa vì bệnh tật. Nhưng họ đi rồi, lại để lại trong lòng nhà thơ nỗi trống trải đến tận cùng, đến mất mát: " Người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn tôi bỗng dại khờ". Giọt lệ khóc cho mình cũng thanh cao không kém những giọt lệ khóc cho người. Nó đầy đớn đau, thi nhân tự nguyện nhận hết về mình những đau đớn đó để cõi thế bớt lệ rơi.
Giọt lệ thứ ba là giọt lệ của tạo hoá khóc cho những số phận đau khổ như Hàn:
" Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?"
         Nhà thơ lai thảng thốt tự hỏi về sự tồn tại của mình: " Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?" Và băn khoăn không biết " Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu"? để đến lúc này nõi đau nhân thế tràn ngập cả không gian, cả không gian như ứa máu " Sao bông phượng nở như màu huyết" . Có biết bao nhân tài đã phải chịu những số kiếp thật cay đắng. Một lần nữa triết lí của Nguyễn Du lại văng vẳng bên tai ta : 
" Nỗi hơn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang"
Và cả đất trời cùng nhỏ lệ thương cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh đó:
" Sao bông phương nở trong màu huyết
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu"
        Những giọt lệ này đẹp như những giọt châu. Ở đây Hàn Mạc Tử tự thương mình cũng giống như Nguyễn Du tự thương mình hơn 200 năm về trước
" Chẳng biết 300 năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?"
        Bài thơ có 3 khổ thơ  như ba giọt lệ ở cỗi đời. Cả ba giọt lệ đó đều rất đẹp, rất cao quí. Đọc " Những giọt lệ" của Hàn Mạc Tử , người đọc ai cũng sẽ chạnh lòng thương cho một ai đó, thương cho một điều gì đó ở cõi thế gian này. Nói như lời đề từ trong truyện ngắn " Nước mắt " của Nam Cao: " Người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ. Và nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ". Bài thơ chính vì lẽ đó mà có giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc.

Những giọt lệ _( Hàn Mặc Tử )

alt



Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tợ si?

alt  

Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.

alt   

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?

alt

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ " Cảm Xúc" của Hồ Dzếnh

            Hồ  Dzếnh là một nhà thơ rất mực khiêm nhường suốt đời ẩn thân trong một cuộc sống cần lao bình dị, nhưng không hề bị những người đã từng đọc thơ ông quên lãng. Hôm nay nhân “giở bồ sách cũ”, tôi tìm lại tập thơ của ông do tôi tuyển chọn và NXB Đồng Nai đã cho ra mắt vào năm 1997. Một lần nữa, tôi đã thực sự xúc động khi đọc bài thơ mà tôi đã trân trọng đặt ở vị trí đầu tiên trong tuyển tập. Đó là bài “Cảm xúc”. 
           Là  nhà thơ mang hai dòng máu Hoa – Việt (mẹ ông nguyên là một “cô lái đò” ở Thanh Hoá), sinh ra và lớn lên khi đất nước còn đang chìm trong cảnh nô lệ lầm than, hồn thơ của Hồ Dzếnh như thể một hạt “lệ ngọc” được kết tinh từ cuộc đời lam lũ của cha, của mẹ, của bản thân và của đồng bào ông. Sâu xa hơn nữa, nó được kết tinh từ lịch sử của hai dân tộc Việt, Trung, tuy không thiếu những trang oanh liệt, nhưng mênh mang nơi cõi thế, dường như vẫn là cái “bể khổ” mà hằng hà sa số kiếp người đã trầm luân qua bao nhiêu thế kỉ…
           Tình và ý trong bài thơ “Cảm xúc” là  một tiếng nói, một cách cảm nhận mới mang chiều sâu suy tư và cảm xúc của một nhà thơ hiện  đại đối với hình tượng người con gái, người phụ  nữ Việt Nam truyền thống. Tác giả đã nhanh chóng phát hiện được thực chất bi kịch của số phận họ, và đã đi thẳng vào trung tâm của bi kịch ấy:
    Cô  gái Việt Nam ơi!
    Từ  thuở sơ sinh lận  đận rồi.
    Tôi biết tình cô  u uất lắm,
    Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi.

                                        
              Những câu thơ ấy chứa đựng niềm cảm thương sâu sắc của một trái tim mang nặng tình nhân ái nhưng rơi vào bế tắc bởi chưa có cách nào giải toả được. Vì vậy nỗi cảm thương ấy đã bị ứ nghẹn lại trong lòng nhà thơ. Nhưng vấn đề trọng yếu nhất đã được nêu lên: nhờ một linh cảm nhạy bén, nhà thơ biết rõ rằng có một sự ứ nghẹn gay cấn hơn nhiều ở phía “cô gái Việt Nam” được ông diễn đạt bằng mấy từ: “tình cô u uất lắm”. Nhà thơ đã phát hiện được cái nỗi đau ngầm, cái “vấn nạn” vẫn hiển nhiên tồn tại nhức nhối ở “cô”, cho dù suốt đời cô đã phải ráng hết sức nhấn chìm nhân bản của mình, phải khốn khổ học cho kì được tính “nhẫn” mà gia đình và xã hội gay gắt đòi hỏi cô phải có. Nỗi đau ấy, vấn nạn ấy là gì? Là nỗi khát thèm được người khác biết đến con người và số phận của mình, cảm thông, chia sẻ và an ủi! Trong xã hội Việt Nam, khi mà ánh sáng của một thời đại thật sự văn minh và tiến bộ chưa dọi tới, sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ ấy hình như rất ít ỏi, thậm chí có khi nó còn trở thành sự vô cảm. Đến như vợ của Tú Xương – nhà thơ đã để lại thi đàn bài thơ “Thương vợ” nổi tiếng “Quanh năm buôn bán ở mom sông…” còn phải thở than trách móc rằng “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/ Có chồng hờ hững cũng như không” nữa là! Chính vì hiểu thấu tâm tư ấy của cô gái Việt Nam mà Hồ Dzếnh đã mạnh dạn miêu tả thực chất tấn bi kịch của đời cô:
   
    Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa,
    Má  hồng mỗi tiết mỗi phôi pha.
    Khi cô  vui thú là khi đã
    Bồng bế  con thơ, đón tuổi già!

                                      
            Vẻn vẹn có bốn câu thơ với vài nét chấm phá  mà tất cả cuộc đời, tất cả số  phận đáng thương của cô gái Việt Nam được lột tả chính xác, giống như những thước phim quay vội nhưng sắc nét!
             Người ta nói không sai: một nỗi đau khổ được chia sẻ  sẽ chỉ còn lại một nửa nỗi đau khổ. Tôi tin rằng bất kì người phụ nữ Việt Nam nào  đọc những câu thơ này cũng cảm thấy xúc động, cũng thấy lòng phần nào vợi bớt khổ đau, và cũng thầm cảm ơn tấm lòng quý hoá của nhà thơ quá cố, cũng muốn thắp cho ông một nén hương tưởng nhớ.
               Có  phải nhà thơ Hồ Dzếnh đã phóng đại tấn bi kịch của cô gái Việt Nam chăng? Tôi xin bày tỏ: trên thực tế, ở nửa đầu thế kỷ XX, thời đại “văn minh Âu hoá” tuy đã mở màn trên đất nước ta, nhưng trừ một số ít phụ nữ ở các thành thị, cuộc sống được ít nhiều thay đổi, tự do hơn, còn ở hầu hết các vùng nông thôn rộng lớn thì – đúng như nhà văn Tô Hoài đã viết – “cuộc sống không một chút thay đổi, như trong tranh vẽ” (Xóm Giếng ngày xưa). Chính Hồ Dzếnh đã lí giải về sự thật này như sau:
    Ngọn gió  thời gian đổi hướng rồi,
    Thế  hệ huy hoàng không đủ xoá 
    Nghìn năm vằng vặc  ánh trăng soi.

                             
              Thế nhưng trong khi nhận thức thực chất tấn bi kịch của người con gái Việt Nam xưa, tâm hồn thi nhân của Hồ Dzếnh đã đồng thời lĩnh hội được đầy đủ về những phẩm chất vàng ngọc của họ. Phát hiện ấy đã tạo nên một sự đối lập triệt để giữa hai phạm trù ĐAU KHỔ - CAO QUÝ khả dĩ gây ra được những hiệu ứng sắc cạnh về trí tuệ và những cảm xúc mãnh liệt về tình cảm – những cái làm nên đặc trưng của văn chương kim cổ.
                 Chính người con gái, người phụ nữ Việt Nam nói chung, đã tạo nên những vẻ đẹp vô ngần gắn liền với quê hương xứ sở thân yêu:
    Tôi  đến đây tìm lại bóng cô,
    Trở  về đường cũ, hái mơ  xưa.
    Rau sam vẫn mọc chân rào trước,
    Son sắt, lòng cô  vẫn đợi chờ.

                                      
                  Phải, những người con gái Việt Nam chân chính không khi nào đánh mất đức hạnh cao quý của phụ nữ phương Đông, cũng không bao giờ để lụi tắt niềm tin vào tương lai của cuộc sống. Họ tuyệt nhiên không bao giờ là những kẻ lánh đời và yếm thế. Câu thơ “Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ” gợi nhớ đến câu thơ của Hồ Xuân Hương “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son”. Thơ Hồ Dzếnh đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp và đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam là bất hủ với thời gian.
                 Nhà  thơ cũng không quên ghi nhận biết bao “công lênh”  của những cô gái Việt đã đóng góp cho quê  hương đất nước bằng nết chịu thương chịu khó và đức quên mình, khiến chúng ta càng khâm phục bao nhiêu thì càng thương cảm bấy nhiêu:
      Dải lúa cô trồng nay đã tươi,
    Gió xuân ý nhị vít bông, cười…  
    Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa
    Trong một làng con, đã héo rồi!

                              
                 Hiểu biết, sẻ chia bằng tấm tình yêu thương chân thật, đằm thắm, nhưng đối với nhà thơ, thế vẫn là chưa đủ. Toàn bộ tình cảm và suy nghĩ của ông, ở đoạn thơ kết, đã thăng hoa, dồn nén rồi bùng nổ với một mãnh lực mới. Có thể nói, bằng sức mạnh của một hồn thơ đích thực, bằng cách vươn theo sự phát triển nội tại tất yếu của một tình yêu sâu nặng, của dòng xúc cảm thơ trào cuộn, rốt cuộc lí trí của Hồ Dzếnh bỗng bừng sáng và ông đã tìm thấy chiếc chìa khoá vàng để giải toả nỗi ứ nghẹn tâm tư của cô gái Việt Nam đã dàn trải trong suốt mấy khổ thơ liền. Mẫn tuệ nắm bắt ngay lấy hình thức “tụng ca”, ông đã cất cao giọng để tưởng thưởng, để ca ngợi đức hạnh cao quý, chân giá trị con người, cuộc sống cùng với những công lao và những hi sinh to lớn nhưng thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam đối với gia đình, xã hội và quê hương xứ sở.
                 Như  trên đã nói, nỗi buồn sâu kín nhất của người phụ  nữ Việt Nam là “mình đã cống hiến tất cả  cho cuộc đời này, và nếu được hưởng thụ thì cũng chỉ là “một tí con con”, thế nhưng có ai biết đến điều ấy cho mình đâu?”. Hiểu thấu điều đó, Hồ Dzếnh với thiên chức của một nhà thơ, đã dùng những lời vàng ngọc của thi ca để mạnh mẽ xua tan cái tâm sự u uất ấy và làm bừng lên trong tâm hồn “cô” những tia nắng vui tươi. Chúng ta hãy lắng nghe khúc tụng ca của nhà thơ:
    Cô gái Việt Nam ơi!
    Nếu chữ HI SINH có ở đời,
    Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
    Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.

                                                  
             Cổ  ngôn có câu “Thi khả dĩ hứng” (thơ  có thể làm hứng khởi con người), thì quả  vậy. Hồ Dzếnh đã mang hết tâm huyết để thực hiện cái công việc thật lớn lao, thật cao thượng: thay thế những hiện thực ảm đạm, đáng buồn của cô gái Việt Nam (được diễn đạt bằng những từ lận đận, u uất, già, héo, khổ cực) bằng một hiện thực hoàn toàn mới mẻ, chói ngời, thắm đẹp, được diễn đạt bằng những từ ngữ trang trọng, thân thương và đầy khích lệ: nạm vàng, lòng cô gái Việt Nam, tươi.
               Hành động bằng văn chương nghệ thuật ấy của nhà thơ Hồ Dzếnh nào khác gì hành động “cứu khổ ban vui” của các đấng Phật, Tiên!
              “Cảm xúc” chỉ là một bài thơ dung dị, mềm mại như nước, nhưng qua đó chúng ta đã có thể thấy được trái tim, trí tuệ, hồn thơ và nghệ thuật thơ đích thực của Hồ Dzếnh.
                                                                                       KIỀU VĂN
                             
nguồn newvietart.com


Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Ngập ngừng.



        
NGẬP NGỪNG
Thơ: Hồ Dzếnh Nhạc: Hoàng Thanh Tâm
Trình bày: Diệu Hiền


Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé!
Để lòng buồn em dạo khắp quanh sân
Lòng mênh mang em đếm bước âm thầm
Em khẽ nói: "Gớm sao mà nhớ thế!"


Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé!
Anh yêu ơi! Tình nghĩa có gì đâu !
Nếu là không lưu luyến buổi ban đầu
Thuở ân ái mong manh hơn nắng lụa

Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé!
Để ngày mai tình ái mờ hơi sương
Em sẽ trách cố nhiên nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi anh hãy gắng quay về

Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề
Thư viết đừng xong thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa…
 Ảnh động hoa hồng (55)

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Cảm ơn cuộc đời.

                alt
                                   


alt                
                                                                                                                                 

                       
                       
                                
   


Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Sóng _ ( Xuân Quỳnh )

alt
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
alt
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

- Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
alt
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Những con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
alt

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Đễ ngàn năm còn vỗ 
alt

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Thơ tình Puskin


 Tôi yêu em đến nay chừng có thể,
 Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,
 Nhưng không muốn em bận lòng hơn nữa,
 Hay hồn em gợn sóng vỗ bờ.


alt 

            Kiss    Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
                    Khi rụt rè, lúc hậm hực lòng ghen,
                    Tôi yêu em chân thành nồng thắm,
                    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

alt

Huế xưa _ ( Quang Lê)





Tôi có người em sông Hương, núi Ngự,
Của lủy tre thôn Vĩ hiền từ,
Của kinh thành cổ xưa thật xưa.
                                                 Buổi trưa em che nón lá ,
                                                 Cá sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ,
                                                 Lủ chim quyên ngất ngây từ xa..
Tôi sống độc thân trong căn phố nghèo,
Bởi trót thương nên nhớ thật nhiều,
Bởi em là hạnh phúc tình yêu.
                                                Ở bên ni qua bên nớ,
                                                Cách con sông chuyến đò chẳng xa,
                                                Nhỏ sang thăm có tôi đợi chờ.
                     Huế ơi, không biết bây chừ,
                     Tiếng ca nào vương bên mạn thuyền,
                     Có ai chờ ai qua trường tiền,
                     Không biết bây chừ , nữ sinh mang nón bài thơ,
                     Để trai xứ Huế mộng mơ.
                     Huế ơi, ta nhớ muôn đời,
                     Bóng trăng hồ sen trong hoàng thành,
                     Tiếng chuông từng đêm Thiên Mụ buồn,
                     Ta nhớ muôn đời người con gái Huế quá xinh,
                     Tóc mây ngang lưng trữ tình.
Non nước thần kinh quê hương đất lành,
Cả trái tim sông núi của mình,
Cả linh hồn của dân hùng anh.
                                              Bởi đâu gây nên nông nổi,
                                              Cánh chim bay giữa trời lẻ loi,
                                              Nhỏ tôi yêu khóc bao giờ nguôi.
Tôi đã lạc em trong cơn biến động,
Để tháng năm hai đứa lạnh lùng,
Để đêm ngày kẻ nhớ, người mong.
                                             Khổ đau cao hơn mây tím,
                                             Phố năm xưa đã buồn , buồn thêm,
                                             Nhỏ yêu ơi, biết đâu mà tìm.



Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Thơ tình Puskin

           Em bảo anh đi đi,
           Sao anh không đứng lại?
           Em bảo anh đừng đợi,
           Sao anh vội về ngay?
 
alt 

                                                      Ôi lời nói gió bay,
                                                       Đôi mắt huyền đẫm lệ,
                                                       Sao mà anh ngốc thế ,
                                                       Không nhìn vào mắt em !


              

Bài thơ " Cảm Xúc"

  Hơn  bốn  mươi  năm ,
          Em  chưa  một  lần  về  thăm  mảnh  đất ,
          Nơi  Cha  em  cất  tiếng  khóc  chào  đời ,
          Nơi  Cha  em  sống  những  ngày  thơ  ấu ,
                 Trong  tâm  tưởng  em ,
                 Mảnh  đất  quê  Cha  khô  cằn  sỏi  đá,
                 Đã  trở  thành  xứ  sở  anh  hùng .
 
  
 alt     

 Hôm  nay  em  bước  trên  đường  quê ,
 Mà  cứ  ngỡ  đi  giữa  lòng  phố  thị ,
 Vì  ánh  điện , con  đường  vào  thôn  xóm ,
 Sáng  lung  linh , và nhựa  hóa  đến  từng  nhà ,
 Quê  em  còn  nghèo  nhưng  cuộc  sống  rất  văn  minh ,
 Trong  ứng  xử , trong  nếp  nhà , trong  sinh  hoạt ,
 Em  được  sống  trong  tình  thương  ruột  thịt ,
 Được  yêu  chìu  như  vừa  tuổi  lên  ba .

        Điện  Quang  ơi , tình  dất , tình  người  nồng  thắm ,
        Những  ngày   nảy  em   cứ  ngỡ  trong  mơ ,
        Em  tung  tăng  trên  những  nẽo  dường ,
        Như  thuở  tuổi  đôi  mươi , mười  tám ,
        Với  chiếc   nón  che  nghiêng , em  làm   dáng ,
        Để  mắt  ai  ngơ  ngẩn  đúng  nhìn ....


 alt 

 Tỉnh  giấc  mộng  em  ngở  ngàng  tiếc  nuối  ,
 Tuổi  trẻ  đã  qua  trong  cuộc  đời  mình ,
 Chưa  một  lần  góp  sức  dựng  xây ,
 Ở  nơi  ấy  là  QUÊ  CHA  ĐẤT  TỔ .
                            

                                Hà  thị  Hải  Vân
 Kỷ  niệm  những  ngày  về  thăm  quê  hương  Gò  Nỗi .
                                                      19/ 10/ 2004

Cảm xúc.


Kiss Cảm Xúc là bài thơ tôi "sáng tác" khi về thăm quê
            với những cung bậc tình cảm vui, buồn đan xen nhau.

               alt

Nhớ quê !


alt

Tôi sinh ra ở Huế nhưng quê Cha, đất Tổ của tôi là Quảng Nam. Ở đó có nhiều kỷ niệm rất đẹp khi lần đầu tôi về thăm quê. Bởi thế nỗi nhớ quê đau đáu trong tôi không lúc nào nguôi.

                             alt

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Lời ru của Mẹ


alt
Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát

                               Lúc con nằm ấm áp
                               Lời ru là tấm chăn
                               Trong giấc ngủ êm đềm
                               Lời ru thành giấc mộng

Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống 


                              Và khi con đến lớp
                              Lời ru ở cổng trường
                              Lời ru thành ngọn cỏ
                              Đón bước bàn chân con

Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.


Mẹ _ ( Đỗ Trung Quân )

Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ
Đỗ Trung Quân - 1986

alt

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
  Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? 
  Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt 
  Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
  mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian?
  ai níu nổi? 
  Con mỗi ngày một lớn lên Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi  
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
alt

Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ

alt
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày
sẽ tới !
alt

Ngày xưa có Mẹ _ ( Thanh Nguyên )


alt


Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm con muỗng cháo
Khi con đòi ngủ
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con
Ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ
Ngày thêm sợi bạc

Mẹ có thành hiển nhiên trong trời đất
Như cuộc đời không thể thiếu trong con
Nếu có đi vòng quanh quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn
Vẫn không ai ngoài mẹ
alt

Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên
Mẹ là người đã đặt cho con cái tên riêng
Trước cả khi con bật lên tiếng mẹ

Mẹ là tiếng từ khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc
alt

Mẹ có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát

Mẹ có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Mẹ có nghĩa là mãi mãi
Là cho đi không đòi lại bao giờ

Nhưng có một lần mẹ không ngăn con khóc
Mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
Là khi mẹ không còn
Hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng

alt
Cổ tích thường khi bắt đầu
Xưa có một vị vua hay một nàng công chúa
Nhưng cổ tích con
Bắt đầu từ ngày xưa có mẹ
alt

Thiên Thần _ ( Nguyễn Trọng Tạo )


alt 
Em mười chín tuổi ngàn năm trước
Sao đến bây giờ mới hai mươi
Môi mềm ngực nõn vòng tay xiết
Anh là đá tảng cũng tan thôi !
                           

Thơ viết ở biển _ ( Hữu Thỉnh )

               

                   Anh xa em                                                         
                    Trăng cũng lẻ
                    Mặt trời cũng lẻ
                    Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
                    Vắng cánh buồm một chút  đã cô đơn
                          
                 
                   Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
                   Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
                                                                    
                   Sóng có nghĩa gì đâu  nếu không đưa em đến.
                   Dù sóng đã làm anh nghiêng ngả
                   Vì em...