Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Khung trời kỷ niệm.

           
                                                                               
Nhạc : Hoàng Thanh Việt
Lời : Tú Nhi


Hôm nao thu về lá rụng ngoài sông
Ngắm cánh chim trời đôi mắt em mong
mong chim bay mỏi cánh
mong thu thôi tàn úa
để lòng mình vơi nhung nhớ
alt
Mai đây anh về ấm lại mùa trăng
Đếm lá thu tàn nghe gió đông sang
Anh đi phương trời ấy,
xa xôi ôi vạn lý...
Nhạt nhòa mờ theo tháng năm

Đêm đêm nghe đã nhiều rồi
cơn mê ngần ấy bao lời ái ân
Buồn lên đôi mắt thương kiếp mây trôi
và khung trời đó... Nhung nhớ đầy vơi
alt
Hôm nay thu về nắng nhạt đầu non
Khuất áng mây chiều cho mắt em mong
mong đêm mau trở sáng
cho yêu thương tìm đến
để đời đẹp như ước mơ...
alt

Lưu bút ngày xanh.

                           

Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi

Nhắc lại câu chuyện buồn
Trường còn kia ôi mái đổ tường rêu
Nơi kỷ niệm êm ái
Đâu dư âm của tiếng nói ngây thơ
Ngày hai đứa dìu nhau đến sân trường
Cùng đuổi bướm hái hoa trên cuối đường
Tiếng cười vạn tình thương
Lưu bút ngày xanh: …Bắt đầu từ hôm qua
Và thuở ấy biết bao nhiêu buồn vui
Gói trọn trong tuổi đời
Tình đẹp như trang giấy kết vần thơ
Như một nụ hoa trắng
Nhưng bao nhiêu yêu dấu đã phai mờ
Thời gian nỡ vùi chôn tuổi học trò
Người em gái mến thương nơi chốn nào
Bao giờ mình gặp nhau
luubut-2
Có những lần hoàng hôn rớt trên vai
Bước chân đi lòng nuối tiếc ai hoài
Nhặt hoa rơi mà không nói nên câu
Nhớ nhau vì đâu
Biết nói gì tình ta trót chia phôi
Khép tâm tư dành riêng mến một người
Ngày xanh ơi! Ngày xanh chết trong tim
Biết đâu mà tìm
Lưu bút ngày xanh: …Bắt đầu từ hôm qua
Người ơi nhắc đến chi kỷ niệm xưa khiến lòng tôi bùi ngùi
Ngày biệt ly hai đứa đứng nhìn nhau
Anh cài cành hoa tím
Hoa xưa đây nhưng bóng dáng anh đâu
Dòng nhật ký đã ghi nuốt tâm tình
Và đôi lúc nhớ nhau lưu bút còn
Để lại chuyện buồn vui...
alt

Hai Sắc Hoa Tigôn_ ( T.T.KH.)

         

alt
                         Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
                        Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
                        Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
                        Tôi chờ người đến với yêu đương

                        Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
                        Dải đường xa vút bóng chiều phong,
                        Và phương trời thẳm mờ sương cát
                        Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

                        Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi
                        Thở dài trong lúc thấy tôi vui
                        Bảo rằng: "Hoa dáng như tim vỡ
                        Anh sợ tình ta cũng thế thôi!"

                        Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
                        Cánh hoa tan tác của sinh ly
                        Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng,
                        Là chút lòng trong chẳng biết suy!"

                        Đâu biết một đi một lỡ làng,
                        Dưới trời đau khổ chết yêu đương
                        Người xa xăm quá! Tồi buồn lắm,
                        Trong một ngày vui pháo nhuộm đường ...

 alt

                        Từ đấy, thu rồi, thu lại thu ...
                        Lòng tôi còn giá đến bao giờ
                        Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
                        Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

                        Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
                        Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
                        Mà từng thu chết, từng thu chết
                        Vẫn giấu trong tim bóng một người

                        Buồn quá! Hôm qua xem tiểu thuyết
                        Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
                        Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
                        Và đỏ như màu máu thắm pha!

                        Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
                        Một muà thu trước rất xa xôi ...
                        Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
                        Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

                        Tôi sợ chiều thu nhạt nắng mờ
                        Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu
                        Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
                        Người ấy bên sông đứng ngóng đò

                        Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
                        Trời ơi! Người ấy có buồn không
                        Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
                        Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
 alt

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Về Đâu Mái Tóc Người Thương (Yêu Làn Tóc Ấy) Tác giả: Hoài Linh

         
                             alt
Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối


Đời lắm phong trần tay trắng tay
Trời đông ngại gió lùa vai gầy
Lầu kín trăng về không lối chiếu
Gác cao ngăn niềm yêu
Thì thôi mơ ước chi nhiều


Bên nhau sao tình xa vạn lý cách biệt mấy sơn khê
Ngày đi mắt em xanh biển sâu, mắt tôi rưng rưng sầu
Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu


Đường phố muôn màu sao thiếu em
Về đâu làn tóc xõa bên rèm
Lầu vắng không người song khép kín
Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe lá rơi bên thềm./.
alt

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Ngày xưa Hoàng Thị_( Phạm Thiên Thư).

                          


alt
“Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài...
alt
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn...
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuối vở
Thương ơi vạn thuở...
Ôi mối tình đầu
Như đi trên cát
Bước nhẹ mà sâu...
Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu
Chân theo tìm nhau
Còn là vang vọng...
Dáng ai nho nhỏ
Trong cõi xa vời
Tình ơi... Tình ơi!”...
alt

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Rất Huế.

                  

RẤT HUẾ - Nhạc VÕ TÁ HÂN - Ca sĩ BẢO YẾN

                 alt                                           Thơ : Huỳnh Văn Dung                                                                                                                                                 Giữ chút gì rất Huế đi em
Nét duyên là trời đất giao hòa
Dẫu xa, một mai anh gặp lại
Vẫn được nhìn em say lá hoa

Giữ chút gì rất Huế hiền ngoan

Xin em chớ cắt mái tóc thề
Để cho gió thổi bay suối tóc
Và mùa đông ấm đôi vai gầy
alt

Giữ chút gì rất Huế trang đài
Nón nghiêng, bóng nắng dáng thơ ngây
Gặp anh nón hỡi đừng nghiêng xuống
Cho anh trông mắt ngọc mày ngài

Giữ chút gì rất Huế mặn mà

Dạ thưa, ngọt lịm ai mê say
Em đi gót nhẹ xanh hồn cỏ
Và hơi thở mềm sương khói bay
alt

Giữ chút gì rất Huế đi em
Cánh thơ, áo trắng chấp hai tà
Để vạt lụa bay trên đường chiều
Ngỡ mình lạc chân trong cõi mơ

Dẫu em rất Huế tự bao giờ

Đừng để lòng em như cung điện
Đừng cho anh suốt đời đứng đợi
Trước cấm thành, gọi mãi chẳng ai thưa
 

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Biển nỗi nhớ và em !


Tác giả: Phú Quang

Trình bày : Nhật tân

http://images.gdc.vn/Lenduong.vn/Uploads/LibraryImages/2009/5/8/cua_dai5.jpg



Có một lần biển và sóng yêu nhau
Người ta nói biển là mối tình đầu của sóng
Sóng dạt dào ôm bờ cát trưa nóng bỏng
Biển vỗ về hát mãi khúc tình ca.

Rồi một ngày sóng nông nổi đi xa

Bao kẻ đến và tỏ tình với biển
Biển sợ rằng sóng không về vĩnh viễn
Nên đành lòng hò hẹn với vầng trăng.

Sóng trở về và biển thấy ăn năn

Biển ngoại tình biển xanh mang tội lỗi
Sóng thét gào không thể tha thứ tội

...

Đã có lần anh nói em nghe
Chuyện tình yêu chúng mình không đơn giản
Anh quá phiêu lưu còn em thì lãng mạn
Trong tình yêu hò hẹn quá mong manh...

Sóng bạc đầu kể từ đó phải không Anh ?
Có ngàn năm biển vẫn xanh huyền bí
Không phải đâu em biển chẳng hề chung thủy
Dẫu bạc đầu mà sóng vẫn thủy chung

Anh dắt em giữa biển nghìn trùng
Nghe dã tràng kể chuyện xưa xa vắng
Dẫu không phải tình đầu em trong trắng
Chỉ mong anh một lòng với cổ tích biển ngày xưa






Rose images, rose scraps, rose day wishes for Orkut, Myspace





090812033833360754

090812032440438983

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Lối nhỏ vào đời.

                                                    

Anh sẽ là dòng sông
Để em là biển rộng
Anh sẽ là gió lộng
Để em là mây bay

Anh sẽ là nắng mai
Để em là hoa đỏ
Anh sẽ là Lối Nhỏ
Để em bước vào đời

Đời em là chim én bay
Đời em là hương tỏa đâu đây
Đời em là bình minh rực cháy
Đời em là hạnh phúc tràn đầy

Đời em là câu hát ru
Đời em là sáo diều vi vu
Đời em là tình yêu bốc cháy
Anh đã cho em mùa xuân này
                                                                             ẢnhSỐ.net ~ Bạn hãy click vào đây để thay đổi kích cỡ ảnh      
                            
          



Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Tạm biệt_( Thu Bồn )

        
Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
Chén ngọc giờ chìm đáy sông sâu
Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
Mặt trời vàng và mắt em nâu

Xin chào Huế một lần anh đến
Ðể ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô
                                    

Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng

Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu

Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt
Hải Vân ơi xin người dừng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt nhé chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hóa đá phía bên kia

Huế, tháng 8-1983
Thu Bồn
 

                      

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Mưa Miền Trung.

          


Lời ca khúc
Sáng tác: Phan Huỳnh Điểu
Thơ Đỗ Thị Thanh Bình
Ảnh động hoa hồng (55)
Miền Trung mùa mưa anh có về miền Trung mùa mưa
Cơn mưa như chẳng tạnh bao giờ
Chứ hạt thương rơi nặng bàn tay ấm
Nhớ theo gió đưa xa vời hạt nhớ
Xa vời theo gió đưa hạt thương rơi

Nặng bàn tay ấm chứ hạt nhớ xa vời theo gió đưa
Hạt nhớ xa vời theo gió đưa
Mà anh có về miền Trung mùa mưa
Chứ hạt thương nặng bàn tay ấm áo
Chứ hạt nhớ xa vời theo gió đưa
Anh có về miền Trung mùa mưa.

 alt

Mưa chiều Miền Trung.

                             


Nhạc và Lời : Hồng Xương Long




Miền Trung đất bồi phù sa
Người miền gian khổ từ nhiều đời qua
Từ khi anh xa quê, từ đó em nhớ mong người xa
Mùa đông mây lững lờ trôi
Trời miền Trung mưa lắm bạn tình ơi
Chờ anh nay bao đông rồi mà anh chưa về bến đợi
Sao Rua nhớ ai mà đêm đêm vẫn còn thức
Trăng khuya nhớ ai, trăng vỡ giữa lòng biển khơi
Lòng em nhớ ai, em còn mong chờ người xa
Con sông quê nay đã già mà người đi biền biệt phương xa
Mây kia vẫn bay, sao hờ hững giữa đất trời
Miền Trung nước lên đau lòng xa rồi người em
Ơi! Quê hương man mác buồn
Chiều miền Trung mưa tím bến sông
Tình yêu chưa trọn thành đơi, mà lòng đau như cắt bạn tình ơi
Dù cho em nay xa rồi, miền Trung vẫn thương trọn đời
Chở anh nay bao năm rồi mà anh chưa về bến đợi 
 alt

Ai ra xứ Huế.

                      
alt

Ai ra xứ Huế thì ra

Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn thương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ lắm chi

Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về Vỹ Dạ
Ai về là về Nam Giao

Dốc Nam Giao còn cao mong đợi
Trăng Vỹ Dạ ngọt lời câu thề
Người tình quê ơi người tình quê có nhớ xin trở về

alt
À ơi à ơi ! Chứ cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Vì thương nhau rồi chớ xin kịp về mau
À ơi ơi à! Hò ơi!
Kẻo rồi mai tê bóng xế qua cầu
Thì bạn còn thương bạn chứ biết gởi sầu về nơi mô
À ơi ơi à!

Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về Bến Ngự
Ai về là về Văn Lâu

Bến Văn Lâu còn sâu thương nhớ
Thuyền Bến Ngự còn đợi anh về
Người tình quê ơi người tình quê, có nhớ xin trở về
Người tình quê ơi người tình quê, chứ có nhớ xin trở về...
Hỡi ai!
alt

Thần Kinh thương nhớ.

                        
  alt

Sao anh không về thăm lại miền Trung
Thăm đôi đỉnh Ngự và nước Hương Giang
Ngày nào đôi đứa đôi đường
Lòng em thương nhớ vô vàng
Mong anh mấy mùa thu sang

Anh ơi! bây giờ anh ở nơi mô

Có thầm nhắc nhở đến chốn cố đô
Rằng đây em vẫn mong chờ
Người đi xây đắp cơ đồ
Để tô thắm đẹp tình ta
alt
Mai đây anh về giữa lòng đất me.
Kể chuyện thương nhau cho vơi bớt thương đau
Anh vui sông hồ, quê nhà em đợi
Nhìn vào không gian mơ ước ngày đoàn viên.

Xa xôi cách trở có buồn không anh
Con đò Vỹ Dạ ngược bến Bao Vinh
Chờ mong mong bướm trao tình
Giờ đây mình vẫn một mình
Chờ anh giữa lòng thần kinh.
alt

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Giải mã bí mật "Tình già" của Phan Khôi.

(TT&VH) - Như đã biết, cách nay chẵn 80 năm, vào dịp Tết Nhâm Thân 1932, học giả Phan Khôi đã công bố - trên phụ san Tết của báo Đông tây ở Hà Nội rồi kế đó trên tuần báo Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn - bài báo Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ. Bài báo đã đi vào văn học sử Việt Nam như hành động mở đầu phong trào cải cách thơ ca tiếng Việt ở thời hiện đại, - phong trào thơ mới, một phong trào diễn tiến mạnh mẽ, sôi động và đạt thành tựu chắc chắn chỉ trong vòng mười năm, làm thay đổi căn bản diện mạo thơ tiếng Việt, tạo ra một mặt bằng mới cho đời sống thơ ca của người Việt ở thế kỷ XX.
1. Bài thơ mà Phan Khôi làm theo “một lối thơ mới” và đem “trình chánh giữa làng thơ” vào đầu năm 1932 ấy có tên Tình già. Trong bài thơ người ta nghe thấy lời đối đáp của một đôi tình nhân “hai mươi bốn năm xưa”: người này bảo tình yêu đôi ta đã nặng, vậy mà không thể lấy nhau, đành khuyên “sớm liệu buông nhau”, người kia bảo ta là tình nhân ngãi, “thương được chừng nào hay chừng nấy”…, thế rồi “hai mươi bốn năm sau” tình cờ đất khách gặp nhau, đôi người cũ chỉ còn cách ôn chuyện cũ, tiễn nhau rồi mà “con mắt còn có đuôi”, vẫn còn tiếc nuối ngoái trông nhau!  
Câu chuyện trong bài thơ Tình già có gắn với một chuyện tình có thật hay chỉ thuần túy là hư cấu? - muốn biết điều này, dĩ nhiên chỉ có thể hỏi tác giả. Trong số những người con của tác giả Tình già ít ra có một người, cho đến rất gần đây, đã tin rằng những tình tiết đặt vào bài thơ ấy chắc chắn là được rút từ một mối tình mà chính Phan Khôi trải qua hồi ông mới ngoài hai mươi. Không phải là Phan Nam Sinh (sinh 1940, một trong 10 người con của học giả Phan Khôi) được nghe cha mình kể lại - phần lớn đàn ông thường giữ kín những kỷ niệm loại này trước con cái. - Đây là điều ông Sinh suy ra từ một đoạn tự truyện của chính cha mình. Ấy là bài Một Phan Khôi tự truyện đăng Đông Dương tạp chí số Xuân năm 1939.

alt
Vợ chồng học giả Phan Khôi
2. Tôi (Lại Nguyên Ân, tác giả bài viết) đã tìm được 2 bài hồi ức đều mang nhan đề như trên (Một Phan Khôi tự truyện), đăng báo vào dịp đầu xuân các năm 1940, 1942, nhưng chính bài trên Đông Dương tạp chí số Xuân năm 1939 thì tôi chưa tìm ra. Tư liệu này nhà nghiên cứu Vu Gia đọc được gián tiếp qua nhà văn Thế Phong (Phan Khôi qua một chuyện tình trong tù / Giáo dục phổ thông, Sài Gòn, số xuân/số 52-53/1960). Dưới đây xin phép được mượn tài liệu của hai nhà văn Thế Phong và Vu Gia để thuật lại câu chuyện này, có lẽ cũng còn ít người biết.
Quả là “hai mươi bốn năm xưa”, tính đến năm 1932 ấy!
Chuyện xảy ra vào năm 1908, khi Phan Khôi, gần 21 tuổi, bị “án đồ tam niên”, giam tại nhà ngục Quảng Nam, do liên can vụ án xin xâu 1907. Trong khi gia đình người vợ chưa cưới tuyên bố thoái hôn vì lý do chàng rể Phan Khôi lâm vòng lao lý, thì lại có một người đàn bà khác, một mệnh phụ phu nhân, tình cờ gặp gỡ và say mê chàng nho sinh đang trong thân phận tù đày. Oái oăm làm sao, đấy lại là vợ một viên quan võ hàng tứ phẩm được cử trông coi nhà tù. 
… Một ngày kia, viên quan sai lính vào lao hỏi viên đội xem trong đám tù nhân có ai viết chữ tốt thì lấy một người ra viết câu đối cho mình, người ta cử Phan Khôi. Lúc ấy Phan Khôi thấy trong mình đang mệt nhưng nghĩ được dịp đi ra ngoài nhà lao cũng thích.
Ta hãy nghe một đoạn do chính Phan Khôi viết ra.
… “Đến nơi, thấy một đống cũng đến chín mười cân lụa đỏ bỏ ngổn ngang trên chiếu giải dưới đất và một nghiên mực lớn mài sẵn. Một người đàn ông chừng năm mươi tuổi, to lớn, mặt đen, mũi to, ngồi trên sập giữa nhà, ấy là ông Ch. hất hàm chào tôi. Một thiếu phụ còn trẻ lắm, trạc tuổi tôi, người trắng trẻo, khuôn mặt trái xoan, cả đầu lẫn cổ quấn cái khăn nhiễu điều ngồi bên kia sập.

alt
Bìa đặc san Tập văn mùa xuân của báo Đông tây (Tết Nhâm Thân, 1932) – nơi in Tình già
Nhà không có cái ghế nào cả, tôi ngồi ngay trên cái chiếu dưới đất, chỗ để nghiên mực… Ông Ch. bảo tôi: “Có biết uống rượu không thì, trời lạnh, uống mấy chén mà viết cho dựa tay”. - “Bẩm có thì cũng được”. - “Nhà còn nước không mình?” - Ông Ch. xây lại hỏi người thiếu phụ. Tôi nghe mới biết người ấy là bà Ch. vợ ông. - “Có hiếm mấy”. Vừa nói thiếu phụ vừa đứng dậy đi vào bên trong cầm ra một chai rượu thuốc và một cái cốc rót đưa cho tôi một cốc đầy. Tôi uống cạn cốc rượu thì trải lụa ra viết. Ông Ch. sợ tôi viết quấy, cứ theo nhắc từng chữ. Tôi thấy làm bực mình mà không tiện nói thì ông lại còn vẽ cho tôi chữ này viết thế này, chữ kia viết thế kia. Tôi chừng muốn phát cáu. Người thiếu phụ xuống khỏi sập, lại gần nói cùng ông Ch.: “Tôi xem người này cầm bút là người viết thạo, xin ông để cho người ta viết tự do”. - “Bà nói lạ. Câu đối lụa ít tiền lắm sao?” - “Nhưng đã có ai làm hư của ông đâu? Ngồi kiềm một bên thì còn ai viết được nữa chứ?”. Ông Ch. hình như chịu vợ nói phải, bước ra khỏi chiếc chiếu rồi hai vợ chồng đứng coi tôi. Bấy giờ tôi thấy dễ chịu, hươi cây bút như rồng bay phượng múa, hết đôi này đến đôi khác, càng viết càng tốt. Người thiếu phụ cứ đưa con mắt theo ngòi viết tôi. Còn hơn đôi nữa thì hết, ông Ch. bảo vợ: “Mình ơi mình. Rót thêm cho va cốc nữa đi!” Người thiếu phụ ngoan ngoãn rót cốc rượu đặt trước mặt tôi và nói: “Nghỉ tay uống rượu đã thầy”. Tôi vâng lời như cái máy. Viết xong tôi cung kính chào ông Ch.: “Bẩm quan lớn”. Ông gật. Tôi lại hướng về người thiếu phụ: “Bẩm bà lớn tôi vào”. Thì người đứng dậy: “Tôi không dám, thầy lên”. 
Ít ngày sau, một người tù tên Trưng tìm đến đưa cho Phan Khôi một cái gói. Ta lại nghe chính lời Phan Khôi:
“Tôi mở cái gói ra trước mắt Trưng. Đố ai đoán biết được gói gì? Trời ơi! Gói trầu cau! Mười miếng trầu têm kiểu Huế với mười miếng cau bửa dính, mỗi dây năm miếng chồng nanh sấu lên nhau thêm mười mụn vỏ chay và mấy chùm hoa sói. Cái gì lạ! Thực tình tôi không hiểu, hỏi Trưng: “Của ai thế này? Mà lại đưa cho tôi?” - “Của bà Ch.” - Trưng vừa nói vừa cười ngỏn ngoẻn. - “Đưa cho tôi? Tôi biết bà ấy là ai?” - “Ấy thế mới lạ. Thầy mới có chuyện lạ, tôi đã nói”. Trưng nói câu ấy ra dáng đắc ý lắm, và hắn bắt đầu làm như hắn là người có công ơn lắm đối với tôi. Liền tay gói cái gói lại, tôi trao trả Trưng, thêm rằng: “Anh cầm lấy, tôi không biết”. Trưng xin tôi cứ nhận và kể đầu đuôi. - “Lâu nay tôi phục dịch hằng ngày trong nhà ông Ch. và tôi đã được tin cậy nên bà Ch. có đem tình riêng ngỏ với tôi nhiều lần. Bà nói bà thấy thầy thì thương lắm, hôm nay gởi vật nhỏ mọn làm tin, mong ngày khác thầy cho bà gặp để nói chuyện…”   
Tại sao thiếu phụ có chồng làm quan lại say mê chàng thư sinh đang bị tù? Tất nhiên ở đây có những bí ẩn muôn đời của “tiếng sét ái tình”; ngoài ra, Phan Khôi dự đoán lý do có thể còn là ở cảnh ngộ cô gái trẻ bị ép gả cho một người chồng già. Đàn ông được yêu, ai chẳng hãnh diện, nhưng hoàn cảnh tù đày khiến chàng trai trước hết phải nghĩ đến sự hiểm nguy, bởi nếu viên quan chồng nàng biết chuyện thì không khó để kẻ tù nhân kiêm tình địch có thể bị ám hại. Dẫu sao, Phan Khôi vẫn nhận gói quà đưa duyên của thiếu phụ, tức chấp nhận mối tình, dù ở phía ông là thụ động. Ông được biết, nàng đe dọa sẽ quyên sinh nếu không được ông yêu lại. Nàng tìm nhiều cách tạo dịp để gặp mặt ông… Ta lại nghe lời kể của Phan Khôi.
“Nhà có một mình bà Ch. Bà tiếp tôi trong một phòng xép. Tôi ngồi trên cái chõng nhỏ, bà ngồi ghế bên cạnh, tay đặt lên cái gáy trên cổ tôi, êm đềm nói: “Chớ anh làm gì mà họ tù anh?” Tôi gắng mỉm cười nói bâng quơ một câu: “Thưa bà, bà còn thương hại tôi nữa sao? Nội một cái hoang tôi dám đến đây cùng bà là cũng đủ lắm rồi”. Bỗng thằng Trưng chạy thình thịch từ ngoài ngõ vào, đứng trước cửa sổ đưa tay cao lên, chẳng nói chi hết. Bà Ch. đứng dậy mở cái cửa cho tôi xuống bếp, và bảo tôi cứ đứng yên một lúc sẽ hay. Tôi bấy giờ thấy nguy, nghe có tiếng nói ồ ồ ở nhà trên, tôi mở cửa nhà bếp thoát ra ngõ. Tìm lại người lính, tôi trở về nhà lao một mạch. Ngay đêm hôm ấy, thằng Trưng nói cho tôi biết rằng khi tôi đến, bà ấy liền cho hắn ra đứng canh ngoài đường, phòng ông Ch. trở lại thì vô báo. Quả nhiên ông trở lại, nói các quan còn nửa giờ nữa mới đi, nên ông không tội gì mà ngồi chực, về nhà nghỉ cho khỏe. Hắn lại nói bà phân vân về tôi mãi: sao đã dặn ở đó một chút nữa mà tôi lại bỏ về đi?
Từ đó bà Ch. vẫn thông tin tức cùng tôi, nhưng cũng không còn dịp nào cho hai chúng tôi gặp nhau nữa. Vì ông Ch. giữ bà ấy cũng như thầy đội đề lao giữ tôi vậy, hàng ngày không dễ gì bà ra khỏi cửa và mỗi lúc ông đi việc quan thì đi rồi về ngay, không để bà ở nhà một mình quá ba giờ đồng hồ.
Không biết làm sao được, thỉnh thoảng bà Ch. lại bảo Trưng nói với tôi kiếm cách đi ngang qua nhà bà một lần để bà trông thấy. Qua tháng tư năm sau, ông Ch. không ở nhà cũ nữa, dọn về ở cái trại lính cách nhà lao không bao xa. Từ ấy bà ấy cùng tôi dễ và năng trông thấy mặt nhau hơn trước, nhưng vẫn không có dịp gần kề trò chuyện. Đến thằng Trưng mãn tù, giữa hai chúng tôi tin tức cũng thưa dần.
Một ngày tháng chạp, thình lình tôi tiếp được lá thư của bà Ch., ấy là lần đầu bà viết thư cho tôi mà cũng là lần cuối. Trong thư bà nói nhân gần đi chữa lại đồ nữ trang, muốn gặp tôi tại nhà người thợ bạc, câu này tôi nghĩ mãi: “Dù yêu nhau mà không được gần nhau, thôi thì sống để dạ chết đem đi”.  Tôi đến nhà thợ bạc thì gặp bà Ch. ở đó nhưng người trong nhà đông quá, chỉ nhìn nhau mà hai chúng tôi còn sợ tai tiếng, không dám nhìn no nê. Trọn buổi chiều ở đó, làm ông cũng lò mò tới. Khi trông thấy cái sống mũi đỏ chờn vờn trước cửa thì tôi đã đảo ngõ sau, thành ra thủy chung với bà tôi chẳng trao đổi cùng nhau một lời nào. Tôi không ngờ lần đó là lần cuối cùng tôi gặp bà Ch., vì sang tháng giêng bà lâm bệnh, được đưa về Huế điều trị, rồi mấy tháng sau có tin bà từ trần…”      
3. Mối tình đẹp và buồn thời trẻ trong cảnh ngộ trớ trêu kết thúc ở đấy. Nhưng trong tâm tưởng Phan Khôi, có vẻ như nó không bao giờ chấm dứt. Hai mươi bốn năm sau, dư vị của nó còn được ông nhắc lại. Trong thơ Tình già, cả hai người tình hai mươi bốn năm xưa đều còn sống, chỉ có “đôi mái đầu đều đã bạc” đến nỗi “nếu chẳng quen lung đố có nhìn ra được”. Họ chỉ ôn chuyện tình cũ rồi lại rời xa nhau. Còn ám ảnh mãi mãi là nỗi thèm khát được nhìn nhau, - vì chưa bao giờ được nhìn nhau no nê. “Con mắt còn có đuôi” là vì thế.
25/01/2012
Lại Nguyên Ân

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Tình già_ ( Phan Khôi)


alt
Hai mươi bốn năm xưa,
một đêm vừa gió lại vừa mưa.

Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
 Hai cái đầu xanh, kề nhau than thở:

- “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn đà không đặng;

Để đến nỗi tình trước phụ sau,
chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!”

- “Hay! Nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nỡ?

Thương được chừng nào hay chừng nấy,
chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!

Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thuỷ chung?”
Hai mươi bốn năm sau,
Tình cờ đất khách gặp nhau;

Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được!

Ôn chuyên cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi! con mắt còn có đuôi.
alt
(Tập văn mùa xuân, báo “Đông tây”, Hà Nội, 1932, tr. 6 - 7)

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

CÔ LÁI ĐÒ_( Nguyễn Bính.)


 alt

Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề

Nhưng rồi người khách tình xuân ấy

Đi biệt không về với bến sông
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông ...
alt

Xuân này đến nữa đã ba xuân

Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần
Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
Cô đành lỗi ước với tình quân

Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong

Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông.
alt